Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

(Part 2) Bước chân vào nghề Digital như nào, bắt đầu học Digital Marketing ra sao.


Ở Part 1, chúng ta đã thấy được một bức tranh tổng quan về nghề Digital. Các bạn đã hình dung ra, nếu bước chân vào nghề này thì sẽ có những hướng đi nào. Bây giờ, tôi sẽ tiếp tục cùng với các bạn vẽ ra một bức tranh chi tiết hơn: “Lộ trình 5 bước chân vào nghề Digital”.

Ai chưa đọc Part 1 thì đọc TẠI ĐÂY

Vâng, như thường lệ, lại tiếp tục là một bài viết cực kì dài và lan man

---------------------

Bước 1 - Tối Quan Trọng: Chọn một công cụ để kiếm sống

Câu chuyện đầu tiên luôn là câu chuyện tiền đâu. Để bắt đầu quá trình học tập và phát triển trong nghề, điều đầu tiên phải giải quyết đó là: tiền đâu mà học, tiền đâu mà sống???

Vì vậy, điều đầu tiên bạn phải làm, đó là chọn ra một kênh/công cụ chủ lực để học cho thành thạo. Tôi tạm chia khả năng sử dụng một kênh/công cụ thành 3 level như sau (tôi sẽ đưa ra mô tả và dùng kênh FB làm ví dụ):

Level 1 - Gà mờ:

Nhóm này mới tìm hiểu kênh trong một thời gian ngắn, đọc cái gì cũng thấy mới thấy lạ, rất hay thần tượng các chuyên gia, biết triển khai những đầu việc cơ bản.

Ví dụ kênh FB: Biết tạo page, tạo group, biết cách đăng bài, biết cách set quảng cáo cơ bản, biết một số cách câu like share,....

Level 2 - Thành Thạo:

Nhóm này đã tìm hiểu về kênh từ 1 năm trở lên. Biết lập kế hoạch, biết đánh giá hiệu quả và thiết lập KPI, quản lý đội nhóm vận hành kênh, sử dụng các chức năng của công cụ một cách thành thạo.

Ví dụ kênh FB: Biết lập kế hoạch sử dụng FB, biết toàn bộ các hình thức qcao FB, biết các cơ chế đấu thầu thủ công và tự động, biết tạo lập và quản lý hệ thống tài khoản quảng cáo, biết làm các chiến dịch viral trên FB, biết cách phân loại và tạo ra những content khác nhau cho những mục tiêu khác nhau,.....

Level 3 - Chuyên gia:

Để nói về nhóm này, thì thật sự là khó để phân định rạch ròi. Gần đây đã có khá nhiều cuộc tranh luận nổ ra trên mạng về vấn đề “Có quá nhiều Chuyên Gia tự xưng”.

Ở Part 1, tôi đã đưa ra khái niệm về “Chuyên Gia”, tuy nhiên điều quan trọng là, đến khi nào thì chúng ta có thể nhận mình là “Chuyên Gia”, đó mới là điều cần tranh cãi.

Vậy, hôm nay tôi xin phép được đưa ra góc nhìn của bản thân tôi như sau. Bạn có thể nhận mình là chuyên gia về kênh/công cụ khi bạn đạt đủ 3 yếu tố:


Làm được các yêu cầu ở Level 2 ở mức độ cực tốt.


Luôn luôn update những thay đổi mới nhất của Kênh, là người tiên phong các xu hướng.

Có thật nhiều trải nghiệm ở đa ngành nghề (Bđs, giáo dục, thời trang, …), đa quy mô (Doanh nghiệp nhỏ -> lớn), đa mục tiêu (DN chạy Brand, DN chạy doanh số).

Nếu đạt được 3 yếu tố trên, bạn bắt đầu có thể tự hào mình là chuyên gia về 1 kênh/công cụ. Tuy nhiên, các yếu tố trên cũng rất khó để đánh giá định lượng một cách chính xác.

VÌ VẬY, ĐÔI KHI VIỆC BẠN CÓ PHẢI LÀ MỘT CHUYÊN GIA HAY KHÔNG, PHỤ THUỘC VÀO VIỆC BẠN CÓ DÁM NHẬN MÌNH LÀ MỘT CHUYÊN GIA HAY KHÔNG.

Nói lan man một lúc, giờ quay lại vấn đề chính, ở bước 1, mỗi người phải tự tìm lấy 1 kênh/công cụ và học hỏi thành thạo, tức là tối thiểu đạt Level 2. Việc đạt Lv2 sớm hay muộn phụ thuộc vào tốc độ học hỏi,phương pháp học và khả năng tiếp thu của mỗi người. Ngoài ra, độ khó và phức tạp của kênh/công cụ cũng ảnh hưởng nhiều. Riêng phần phương pháp học hỏi, mình sẽ có 1 bài viết chia sẻ riêng sau.

Việc thành thạo một kênh/công cụ sẽ giúp bạn một số điều sau:


Bạn sẽ kiếm được việc ngay, kiếm được tiền để nuôi cái sự học ngay


Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với những khách hàng/sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ đó có được những tư duy đầu tiên về Digital Marketing

Bạn sẽ bắt đầu có được những mối quan hệ đầu tiên trong nghề, có môi trường để học hỏi cọ sát.

ok, vậy là chúng ta đã thống nhất với nhau là sẽ chọn 1 kênh/công cụ để thành thạo đầu tiên. Vậy câu hỏi tiếp theo là: “Chọn kênh/công cụ như thế nào”

Có quá nhiều option cho các bạn, tôi không thể đưa ra lời khuyên là nên chọn kênh gì. Kênh/công cụ phổ biến thì sẵn tài liệu để học, tuy nhiên khá là khó để tạo nên sự khác biệt. Kênh/công cụ ít người làm thì dễ tạo dấu ấn thương hiệu cá nhân, tuy nhiên bạn sẽ phải tự mày mò nghiên cứu rất nhiều, thậm chí phải tự sáng tạo ra cái mới chứ k thể đi học ai được.

Mình sẽ liệt kê dưới dây 1 số nhóm kênh/công cụ phổ biến, và phù hợp để bạn start với nghề Digital. Lưu ý: Việc bạn chọn kênh để start sẽ định hình phong cách làm nghề của bạn sau này, vì vậy nên chọn lựa kĩ nếu có thể.

Nhóm kênh Social: Facebook
Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc giao tiếp với khách hàng qua mạng xã hội. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng xây dựng Brand, xây dựng cộng đồng, làm các chiến dịch sáng tạo.

Nhóm các công cụ Ads: Facebook ads, Google ads (GDN, Adword, Yotube), zalo ads, adnetwork,...

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các yếu tố kĩ thuật quảng cáo và copywrite. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng thúc đẩy doanh số, đi sâu vào kĩ thuật.


Nhóm SEO

Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh việc tối ưu web và content. Người start ở nhóm này sẽ có xu hướng phát triển nghề theo hướng quản trị website, quản trị hệ thống.


Nhóm Content - CopyWrite


Chọn nhóm này, công việc của bạn sẽ chỉ tập trung vào việc xây dựng các hệ thống nội dung. Người start ở nhóm này sẽ định hình rất rõ là phát triển theo hướng sáng tạo, tìm kiếm insight, đề xuất bigidea,...


Nhóm Tracking - Analysis, Nhóm nghiên cứu trải nghiệm người dùng.

Chọn 2 nhóm này, công việc của bạn sẽ xoay quanh các phương pháp theo dõi và đo lường quảng cáo, đọc các hệ thống báo cáo để đưa ra phân tích, từ đó đưa ra các quyết định giúp tối ưu quảng cáo hoặc trải nghiệm người dùng. Đây là 2 nhóm rất đặc thù, không nhiều người nghiên cứu sâu. Những người Start ở nhóm này sẽ chơi rất thân với các bạn ở nhóm Ads.


Một số nhóm khác: Email, App, Affiliate,...
Bệnh cạnh việc tập trung vào học hỏi chuyên sâu 1 công cụ. Các bạn có thể học thêm 1 số kĩ năng bổ trợ như: Thiết kế, code, làm landingpage,...

Những kĩ năng bổ trợ sẽ giúp bạn trở thành một người thực chiến hơn, ít phụ thuộc vào người khác hơn. Ví dụ:

Bạn triển khai FB, đối với những post đơn giản, bạn có thể tự thiết kế mà k cần nhờ designer

Bạn chạy quảng cáo về website, cần tinh chỉnh 1 chút về giao diện, bạn có thể triển khai ngay mà k cần chờ coderNhững kỹ năng này không quyết định bạn có thành công hay không, tuy nhiên nếu có, chắc chắn nó sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian đến vạch đích.
TÓM LẠI: BƯỚC 1 LÀ TÌM MỘT KÊNH/CÔNG CỤ PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG VÀ SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN, BẰNG MỌI GIÁ HỌC HỎI THÀNH THẠO CÔNG CỤ NÀY.
Bước 2: Xác định phong cách bản thân
Như ở part 1 tôi đã chia sẻ, bạn có 2 hướng để sống với nghề: 1 là chuyên gia, 2 là quản lý. Dù bạn có chọn phong cách nào, cũng đều cần có 1 nền tảng trình độ tốt ở bước 1.

Nếu bạn chọn hướng đi Chuyên Gia.

Sau khi hoàn thành Level 2 - Thành Thạo, hãy tiếp tục phát triển kiến thức của mình theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng (Ứng dụng kênh trong nhiều lĩnh vực khác nhau), đến bao giờ bạn tự tin nhận mình là chuyên gia thì thôi (Gọi là thôi nhưng vẫn phải liên tục update kiến thức, ở cái giới digital này, chỉ 3 tháng k update là thành người lạc hậu r chứ đừng nói là Chuyên Gia)

Nếu bạn chọn hướng đi Quản Lý

Hãy trang bị những kiến thức cần có của một Manager (Đọc lại part 1). Sau khi hoàn thành Level 2 - Thành Thạo về một kênh, bạn đã có được những kết quả đáng kể trong công việc. Đây là lúc bạn thể hiện mình ở những mảng việc lớn hơn như lập kế hoạch, lập hệ thống kpi báo cáo, quản trị đội nhóm,.... Hãy tìm kiếm những cơ hội để làm Leader/Manager ngay khi có thể, có thể bắt đầu với những doanh nghiệp nhỏ. Dần dần, bạn sẽ lên được Manager ở những công ty lớn hơn.

Tuy phân ra như vậy, nhưng đôi khi bạn không nhất thiết phải chọn 1 trong 2. Có người vừa là chuyên gia, vừa làm quản lý. Tuy nhiên, việc xác định phong cách ngay từ đầu, sẽ giúp bạn xác lập mục tiêu sớm, và có những bước đi phù hợp.

Bước 3: Học hỏi thêm các kiến thức nền tảng về Marketing

Digital Marketing đơn giản chỉ là làm Mkt trên nền tảng kĩ thuật số. Vì vậy, làm DM không thể thoát khỏi tư duy chung của Mkt. Vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu những nguyên lý cơ bản của MKT, tìm hiểu những công cụ khác của MKT (Trade Mkt, PR,...). Điều này giúp cho bạn 2 điều:
  • Hiểu được các tư duy MKT căn bản, giúp bạn phối hợp DM nhịp nhàng với các công cụ MKT khác
  • Giúp bạn đi chém gió thần sầu hơn. Làm chuyên gia về DM mà đi chém gió k biết về 4p-7ps, rồi thì R-STP-MM-I-C thì cũng hơi ngại. Không chắc những kiến thức này giúp công việc của bạn hiệu quả hơn, nhưng chém gió tốt hơn thì tôi đảm bảo đó, hihi.
BƯỚC 4: SỐNG VỚI NGHỀ DIGIAL
Sau khi bạn đã trở thành một Chuyên Gia hoặc một Digital Manager chính hiệu, môi trường làm việc của bạn sẽ không chỉ bó hẹp trong Client hoặc Agency như tôi đã đề cập ở part 1.

Việc lựa chọn Client hoặc Agency là bắt buộc khi bạn chập chững vào nghề. Chỉ có ở những nơi đó, bạn mới có môi trường để học chuyên sâu một kênh hoặc tìm hiểu đa kênh. Chỉ ở đó bạn mới có cơ hội để thử nghiệm các ý tưởng của mình bằng tiền và sản phẩm của người khác (Trích lời a Donny Chu: chỉ ở đó bạn mới dùng tiền người khác để trả giá cho các cái ngu của mình)

Sau khi đã đạt được những thành quả nhất định, các cơ hội sẽ mở rộng với bạn. Bạn có thể lựa chọn một số hướng đi khác như sau:
  • Freelancer: Tự làm tự ăn, chuyên sâu về 1 mảng nào đó, nhận outsource hỗ trợ các DN vừa và nhỏ_ những DN không đủ ngân sách để thuê những Agency chuyên nghiệp.
  • Mở Agency nhỏ: như Freelancer, nhưng bạn có đội nhóm, dịch vụ chuyên nghiệp hơn.
  • Làm tư vấn: bán ý tưởng, bán kiến thức, bán kế hoạch
  • Làm đào tạo: hihi, thôi không nói đâu
  • Làm kết hợp một lúc nhiều hướng
BƯỚC 5: Phát triển các kĩ năng chung về quản trị Business
Bước này vốn ban đầu sẽ không có trong bài viết này. Tôi định gói gọn kiến thức để hướng đến những bạn mới chập chững bước vào nghề Digital. Phần kiến thức này theo tôi có vẻ hơi xa xôi với các bạn Newbie. Tuy nhiên, trong một buổi nghe lỏm được anh Bui Quang Tinh Tu chia sẻ, tôi biết không ai muốn mãi mãi làm thuê cả đời. Rồi đến một lúc nào đó, các Digital Marketer sẽ tính để việc sở hữu business riêng (Ví dụ như mở Agency nè). Vì vậy, tôi đã đưa thêm Bước này vào bài viết.

Bên cạnh việc học hỏi và phát triển các kĩ năng Marketing, hãy dành thời gian để nghiên cứu các kiến thức khác về Business như: Tài chính, Quản trị nhân sự, Kế Toán, Hành Chính, … Tất cả những kiến thức giúp bạn điều hành một doanh nghiệp tổng thể, như một CEO. Trong thực tế, có rất nhiều các anh chị đi trước đã chuyển từ vị trí CMO sang vị trí CEO một cách ngon lành. Để có được điều đó, họ đã dành nhiều năm tích lũy những kiến thức quản trị Business nói trên.

Trên đây là 5 bước trong lộ trình sống với nghề Digital. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết lê thê này. Thấy hay chia sẻ giúp mình nhé
Hanoi, 24/09/2018 Phùng Thái Học

(Part 1) Bước chân vào nghề Digital như nào, bắt đầu học Digital Marketing ra sao.

Như thường lệ, mỗi khi tôi định viết bất cứ một chủ đề nào, việc đầu tiên tôi làm là lên Google search xem có ai viết hay chưa, nếu có người viết rồi, liệu họ đã viết như những gì tôi định viết hay không. Và lần này cũng vậy, sau khi đọc 1 số bài viết cùng chủ đề, tôi thấy vẫn có những góc nhìn có thể khai thác thêm. Bài viết dành cho những bạn mới bước chân vào ngành, hoặc ai có định hướng vào ngành mà đang hoang mang giữa biển kiến thức. Vậy, xin mời ai quan tâm đọc 2 phần về chủ đề: "Bắt đầu học Digital Marketing như thế nào".

Part 1: Tổng quan về nghề làm Digital

I. Chia theo môi trường làm việc


Nếu nói về môi trường làm việc, chúng ta có thể chia nghề làm Digital thành 2 phân khúc lớn:


Làm Digital cho Agency.
Agency là những đơn vị chuyên cung cấp các gói giải pháp về Marketing cho những đơn vị kinh doanh khác. Agency có thể cung cấp giải pháp tổng thể từ Plan đến Execution, cũng có thể chỉ cung cấp giải pháp ở 1 mảng nào đó như Creative/Content/SEO/Adword/Facebook, ..... Đặc thù của môi trường làm việc ở Agency sẽ như sau:


Thường là năng động trẻ trung, văn phòng đẹp, đầy tính tạo động lực


Thường xuyên phải chịu áp lực công việc cao, làm ngoài giờ là đặc sản của những đợt chạy Deadline


Được tiếp xúc với nhiều khách hàng, dẫn đến học hỏi được rất nhiều lĩnh vực trong các ngành khác nhau. Hồ sơ năng lực của bạn cũng sẽ đẹp hơn, vì đã có kinh nghiệm hợp tác với nhiều đối tác lớn


Được thực hành triển khai nhiều kênh Digital, nhiều dạng content của nhiều lĩnh vực.


Có cơ hội được rèn luyện bài bản về cách lên Plan, Proposal, Brief, cách trình bày thuyết phục khách hàng. Tóm lại là có thể học được cách làm mọi thứ trông chuyên nghiệp => Khả năng chém gió sẽ cực kì tốt.


Nhiệm vụ là phục vụ khách hàng, nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho Agency

Lưu ý: những đặc điểm trên sẽ có ở những agency chuyên nghiệp. Những agency nhỏ lẽ chỉ cung cấp 1 giải pháp nhỏ lẻ có thể sẽ không có đầy đủ những đặc điểm trên. Làm việc ở agency nào, sẽ chỉ học hỏi được về những giải pháp mà agency đó cung cấp.



2. Làm Digital cho Client

Client là những đơn vị kinh doanh. Client có thể tự tổ chức Team Digital In-house với đầy đủ chức năng, hoặc thuê outsource với các Agency, hoặc kết hợp theo kiểu có team In-house nhưng mảng nào không làm được sẽ Outsource. Một số đặc điểm khi làm Digital cho Client:


Chuyên sâu về một lĩnh vực

Ngân sách, kênh chạy phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực của từng Client

Nhiệm vụ tối thượng là đảm bảo quyền lợi cho Client

Ngoài các kiến thức về Digital, có thể học về các kiến thức kinh doanh

Phải phối hợp với nhiều bộ phận liên quan như Kế Toán, Kinh Doanh,....

Để nói về các nhóm Client thì nhiều vô số, không thể kể hết, vì mỗi ngày đều có những Doanh Nghiệp mới ra đời với những giải pháp/sản phẩm chưa từng được biết đến. Tuy nhiên, nếu nói về các nhóm ngành lớn, tôi có thể kể tên 6 nhóm ngành lớn mà dùng nhiều Digital Marketing như sau:


Nhóm Bất Động Sản


Nhóm Giáo dục-Đào tạo

Hai nhóm này vận hành Digital chủ yếu dựa trên việc tạo phễu chuyển đổi, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, biến họ thành khách hàng mua dịch vụ/sản phẩm.Các công cụ Digital chủ yếu sẽ là Google, Banner, SMS, Email, Landing page


Nhóm Thương Mại Điện Tử

Nhóm này vận hành Digital xoay quanh việc gia tăng doanh số bán hàng online trên website TMDT. Nhiệm vụ của người làm Digial là tìm kiếm khách hàng mới và tối ưu hóa CLV (Customer lifetime value - Giá trị vòng đời khách hàng). Để tìm kiếm khách hàng mới, cần sử dụng tất cả các kênh build traffic có thể: FB, GG, Affiliate, Banner,... Để tối ưu hóa CLV, cần quản lý hệ thống dữ liệu người dùng thật tốt, sử dụng các công cụ như: remarketing, email, sms,... Để làm được Digital cho mảng TMDT, yêu cầu phải vững về chuyên môn, am hiểu các hệ thống quảng cáo, các hệ thống đo lường analytics, các phương pháp tracking hiệu quả quảng cáo, hệ thống quản trị website, hệ thống quản lý data, UX(trải nghiệm người dùng),....


Nhóm Sức Khỏe-Làm Đẹp

Trong nhóm này, có thể kể đến các ngành lớn như: Y tế, Dược phẩm, Thẩm Mỹ, Spa, Nha Khoa,... Đối với các ngành kể trên, việc làm Digital sẽ có đặc thù rất riêng, đó là việc phải kiểm soát nội dung theo nhiều khung pháp lý (Luật quảng cáo, luật Facebook, Luật Google,...) Điều này có nghĩa là, nhóm ngành SK-LD phải chịu nhiều sự ràng buộc pháp lý hơn các nhóm ngành khác rất nhiều. Việc triển khai Digital vẫn rất đa dạng về kênh, tuy nhiên content lại là thứ quan trọng nhất. Việc sáng tạo được các nội dung hay, tính thẩm mỹ cao mà không vi phạm các quy định ràng buộc là tiền đề quan trọng cho việc triển khai bất cứ một chiến dịch Digital nào.


Nhóm F&B (Đồ ăn thức uống)


Nhóm thời trang may mặc

2 nhóm này có đặc thù là cực kì chú trọng về nội dung hình ảnh. Các chiến dịch Digital có thể mang tính nhận diện thương hiệu, hoặc là quảng bá các chương trình promotion giúp thúc đẩy doanh số. Việc làm Digital sẽ khó khăn nhất ở khâu: đánh giá hiệu quả chuyển đổi quảng cáo từ Online sang Offline.

II. Chia theo tính chất công việc.

Nếu như ở phần I, tôi chia nghề Digital tùy theo bạn làm việc ở đâu, thì ở phần II, tôi sẽ chia nghề Digital tùy theo bạn làm cái gì. Tôi tạm chia nghề Digital thành 2 mảng như sau:


Chuyên gia

Thế nào là một chuyên gia? Chuyên gia là thuật ngữ chỉ về những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kinh nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung.

4 đặc điểm của một chuyên gia:
  • Kỹ năng, nghề nghiệp vượt trội đồng nghiệp.
  • Trong công việc luôn cho kết quả chính xác.
  • Có cơ sở lí luận để giải thích vấn đề
  • Có khả năng tư vấn thông thạo trên một vài lĩnh vực cụ thể.

Trong nghề Digital, bạn sẽ là chuyên gia nếu bạn có hiểu biết/kinh nghiệm vượt trội về một kênh/một công cụ nào đó của Digital. Ví dụ: chuyên gia về Facebook, chuyên gia về SEO, chuyên gia về Adword, Chuyên gia về content digital, chuyên gia về google analytic, chuyên gia về UX,..... Túm lại, bạn muốn trở thành chuyên gia trong công cụ nào, thì phải hiểu biết hơn người về công cụ đó.

Ví dụ: bạn muốn trở thành chuyên gia về Facebook Marketing, phải am hiểu vượt trội về tất cả những hoạt động trên FB. Bạn phải biết cơ chế ưu tiên hiển thị nội dung, cơ chế đấu thầu và tính tiền quảng cáo, cơ chế xét duyệt quảng cáo, cách tạo chiến dịch viral trên FB, cách quản lý khách hàng trên FB, các tính năng của fanpage/group,.... Với nền tảng kiến thức dầy dặn như vậy, bạn mới có đủ cơ sở để tư vấn cho hoạt động FB của nhiều lĩnh vực với một sự chính xác cao.

Muốn biết làm sao để trở thành chuyên gia thì hóng Part 2 của chủ đề này nha.

2. Quản trị Digital

Nếu như chuyên gia là người cực kì am hiểu về một mảng/công cụ, tức là phát triển kiến thức theo chiều sâu, thì người làm quản trị Digital là người có hiểu biết về rất nhiều công cụ, là phát triển kiến thức theo chiều rộng. Nói nôm na, người làm quản trị, thì kênh/công cụ nào cũng phải biết một ít, không cần biết quá sâu, nhưng phải biết được 4 vấn đề sau đây:


Kênh/công cụ này có Ưu điểm gì
Kênh/công cụ này có Nhược điểm gì
Kênh/công cụ này sẽ phù hợp với những nhóm ngành nào, đối tượng nào
Kênh/công cụ này sẽ không phù hợp với những nhóm ngành nào, đối tượng nào

4 yếu tố trên sẽ giúp bạn chọn lựa kênh, điều phối ngân sách, đưa ra những chỉ đạo hợp lý cho team triển khai.

Nhưng nói như vậy, không phải là người làm quản trị cái gì cũng chỉ cần biết một ít, sẽ có một số mảng, Digital Manager phải nắm rất chắc. Ví dụ như:


Kĩ năng duyệt/biên tập nội dung
Kĩ năng tracking quảng cáo
Kĩ năng sử dụng các công cụ phân tích đo lường (Google Analytic) để đưa ra quyết định tối ưu
Kĩ năng quản trị nhân sự, xây dựng đội ngũ
Kĩ năng lập kế hoạch, xây dựng chỉ số KPI, thiết lập hệ thống báo cáo

Trên đây là đôi điều về nghề Digital Marketing, trong giới hạn bài viết, tôi biết vẫn còn nhiều mảng/lĩnh vực Digital chưa được nhắc đến. Tuy nhiên, với mục tiêu định hướng nghề cho các bạn còn đang mới bước chân vào Digital, tôi chỉ chọn những nhóm ngành lớn, có nhu cầu nhân lực cao.

Như vậy, sau bài viết trên bạn đã hình dung được cơ bản theo nghề Digital sẽ có những hướng đi nào. Vì bàn viết đã quá dài và lan man, ở phần sau tôi sẽ tiếp tục phân tích cách lựa chọn hướng đi và cách học tập để thành công ở hướng đi đó như thế nào.

-Phùng Thái Học- nguồn bài viết

Part 2: “Bước chân vào nghề như thế nào, học Digital Marketing ra sao”

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC (MOTIVATION, M)

PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LỰC (MOTIVATION, M)

M = k + R/T

R = E x V


T = I x D

M = k + (E x V)/(I x D)

Giải thích:

R là Reward, yếu tố liên quan tới Phần thưởng.
E là Expectancy, niềm tin vào việc được trả thưởng
V là Value, giá trị độ lớn của phần thưởng

Ví dụ: Dự án 1, sếp hứa thưởng 1 tỷ (V), nhân viên cày như điên vì tin sếp. Lúc ấy R rất lớn, và ảnh hưởng tỷ lệ thuận tới động lực làm việc M của nhân viên. Xong rồi, lúc thưởng, lấy lý do này nọ thưởng 10 củ. Sang dự án 2, lại hứa thưởng 1 tỷ, nhân viên éo tin (E rất nhỏ, V ko đổi), R trở nên nhỏ và động lực M bị giảm sụt đi.

T là Time, yếu tố thời gian
I là Impulsiveness, yếu tố không chấp nhận trả thưởng trễ
D là Delay, độ trễ trả thưởng

Ví dụ: nhân viên A, cần cù chịu khó, nghèo khó đi lên, tin vào việc cứ làm tốt rồi trời sẽ ko phụ lòng, với người này I nhỏ. Khi vào dự án, thành công cái thưởng ngay (D nhỏ). Vì I nhỏ, D nhỏ nên T nhỏ, nằm ở mẫu số khiến cho M lớn. Như thế, khi vào dự án tiếp theo, động lực đối với nhân viên này sẽ rất cao.

k: hằng số động lực nội tại (intrinsic motivation), không phụ thuộc vào phần thưởng và lời hứa.

nếu k rất lớn, mọi phần thưởng và lời hứa đều ko quan trọng. Những người có k lớn làm việc không vì bất cứ gì ngoài sự tự nhận thức giá trị bên trong. Như Marie Curie có thể chặt bàn ghế giường tủ để sưởi trong mùa đông khi làm thí nghiệm dù không biết khi nào thì mới thành công và cũng chẳng biết thành công thì được cái gì.

k gọi là hằng số nhưng cũng có cách để thay đổi hằng số này (cũng giống như hằng số ma sát, bôi trơn là làm giảm hằng số ma sát vậy)

Tóm lại cho nó vuông là có vài điều cần rút ra từ phương trình trên:

1. Với người bình thường: dùng phần thưởng để tăng động lực, giữ lời hứa trả thưởng, khi trả thưởng thì trả nhanh ko chậm trễ, chọn người nhân viên bình tĩnh hơn (để nó ko đốt nhà mình hay đình công, lãn công nếu trả thưởng chậm).

2. Tìm người phi thường có hằng số động lực nội tại lớn để hợp tác, trao quyền, xây dựng và cùng phát triển.



Bài này hy vọng giúp đc một mớ startups đang vướng vào cả đống chuyện liên quan tới TẠO ĐỘNG LỰC.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Quan trọng là bạn đang muốn làm điều gì ?

Nhìn trên nhiều phương diện, Có thể nói cuộc sống này quá lớn và cũng có quá nhiều điều để chọn lựa. Chính vì vậy đôi khi mình chọn sai, từ bỏ rồi quay lại trách  thầy, trách cô, trách cả bạn bè. Sao bạn không tự trách mình trước đi ?

Câu chuyện 1

Chuyện con gấu đạp xe đạp, Con gấu chỉ cần học đủ kỹ năng để đạp được chiếc xe đó thôi, là người huấn luyện sẽ thưởng cho nó trái chuối, hay cái bánh. Vậy là đủ. 

Nhưng để nghiên cứu cũng câu chuyện con gấu đạp xe đạp, bạn cần phải nghiên cứu về tỉ lệ cân bằng, tải trọng và biết bao nhiêu vấn đề khác cũng chỉ xoay quanh câu chuyện con gấu đạp xe. 

Trong trường học cũng thế, Cái bạn cần là cái nghề, Thì bạn chỉ cần học cái nghề mà thôi. Còn khi bạn chọn con đường nghiên cứu, Nó khác xa với câu chuyện học nghề. 

Trường học cũng thế, Trường học chẳng thể trang bị cho các bạn kiến thức của các dự án hiện tại được. Trường đại học chỉ đủ trang bị cho bạn 1 cái nền tảng. Chứa đủ thứ trời trăng mây gió. Đến khi các bạn bước chân ra ngoài đào tạo lấy 1 cái nghề. Bạn chỉ làm 1 kỹ năng mà thôi, ngày này qua ngày khác. 

Nhưng những ai không được trang bị kiến thức nền, chẳng phải họ sẽ không biết hoặc không thể tìm hiểu nguyên nhân của câu chuyện và đào sâu phân tích hơn đúng không. 

Đừng than vãn nữa nhé, Cứ tiếp tục cố gắng đi. 

Câu chuyện 2

Khi còn là học sinh, chúng ta đều muốn làm 1 cái gì đó phức tạp và phi thường. Khi đi làm, đôi khi các bạn chỉ muốn làm 1 cái gì đó đơn giản, nhưng mang lại hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể. 

Cái gì đơn giản nhất, bạn không làm, không rèn luyện đến thuần thục thì đến cái khó, cái phức tạp bạn có kiểm soát nổi hay không ?

Câu chuyện 3

Câu chuyện này dành cho 1 chủ đề nghiên cứu, Tầm 1 tháng sau mới có kết quả. 

Quan trọng là bạn đang muốn làm điều gì ?

Ừ, làm tới đi. 

Trước khi làm, hãy đọc qua bài viết này để biết đúng sai, và bài viết này để tránh việc bỏ cuộc giữa chừng nhé. 

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Hiển thị số % chiết khấu cho sản phẩm với plusgin Woocommerce

Cách hiển thị số % chiết khấu cho sản phẩm với plusgin Woocommerce để nhìn cho chuyên nghiệp, Mấy cái button Giảm giá nó dài quá nên nhìn website không có thẩm mỹ cho lắm. Rứa là note lại bài này để mai mốt fix cho dễ.

Hiển thị số % chiết khấu cho sản phẩm với plusgin Woocommerce 

Plusgin có rất nhiều cái để hỗ trợ, khuyến khích xài plusgin trước cho nhanh gọn lẹ hen: Plusgin 1 (Khi cài đặt plugin này bạn kông được tạo thêm hook woocommerce_sale_flash trong file theme functions.php, vì theo thứ tự theme sẽ load sau plugin do đó filter woocommerce_sale_flash cuối cùng sẽ được sử dụng chính là theme.).
--- Cách chèn vào code.
---- Mỗi themes có 1 class riêng nên các bác cứ canh tên của class để edit cho nó phù hợp.

Bài hướng dẫn này thực hiện trên themes FlatSome

Vô file Function.php tại themes Flatsome và thêm đoạn code này

add_filter('woocommerce_sale_flash', 'my_custom_sale_flash', 10, 3);
function my_custom_sale_flash($text, $post, $_product) {
    $from = $_product->regular_price;
    $to = $_product->price;
    if($from==$to || !$to) return '';
    $percent=round(($from-$to)/$from*100);
    $text=$from>$to? '-':'+';
    return '<div class="callout badge badge-circle"><span class="badge-inner secondary on-sale">'.$text.''.$percent.'%</span></div>';
}

Nếu các bác sử dụng themes khác thì có thể tham khảo bài viết này này và này

Chúc các bác thành công.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Làm thế nào để thu hút nhiều lượt share trên facebook?

1. Ưu tiên hiển thị trên thiết bị di động
Hơn 70% người dùng sử dụng di động để truy cập facebook, có nghĩa là bạn phải tối ưu hóa nội dung bài viết trên thiết bị di động mỗi khi đăng bài hay chạy quảng cáo. Cụ thể hơn, hãy đảm bảo rằng những gì link trong bài viết sẽ được xem dễ dàng cho di động. Theo Laura Nathan Garner, Giám đốc chương trình phương tiện truyền thông tại Trung tâm MD Anderson ở Houston: “Hãy chắc chắn rằng kích thước và dung lượng của ảnh trong bài viết là phù hợp cho di động.”
Hình ảnh có kích thước 560 X 292 pixel là tối ưu cho việc hiển thị trọn vẹn nội dung bức ảnh trên màn hình di động
“Headlines và teaser cũng cần được rút ngắn trước khi chia sẻ link.” ông nói. Lời dẫn của mỗi bài viết cần ngắn gọn, nhưng vẫn phải bao quát được nội dung bài viết và kích thích được độc giả xem chi tiết bài viết.
2. Lưu ý tới bài viết có lượng tương tác lớn dù mới được “xuất bản”
“Trước khi chạy quảng cáo cho bài viết, hãy kiểm tra xem sự chú ý của khán giả có dành cho nó hay không.”, Nathan-Garner nói. “Những độc giả sau đó sẽ tò mò về bài viết đó nhiều hơn nếu nó đã được nhiều người like, bình luận,…”. Sẽ là lãng phí ngân sách nếu bạn quảng cáo cho bài viết không có sự tương tác của độc giả trước khi chạy quảng cáo.
“Không phải cứ là bài viết bạn tâm đắc thì độc giả sẽ đón nhận nó, Và ngược lại, sẽ có trường hợp, bài viết mà bạn cho rằng không có khả năng “hot” lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía độc giả.”.
Với các maketer, không được lấy ý kiến cá nhân để áp đặt và suy luận cho ý kiến của người tiêu dùng.
3. Những yếu tố bên lề
Để có được lượt share lớn, thì ngoài nội dung cần phải chú ý những chi tiết nhỏ hơn như:
Phải kiên trì: Đăng status ít nhất 4 lần/tuần để duy trì trong tâm trí của fans.
Đúng thời điểm: Thời điểm post bài phù hợp nhất sẽ tùy thuộc vào đối tượng kinh doanh mà bạn muốn hướng đến.
Sự bắt mắt: Bên cạnh những cập nhật bằng text thì bạn có thể sử dụng thêm các hình ảnh và video bắt mắt, thu hút sự chú ý của độc giả.
Ngắn gọn: Nên post những bài với nội dung ngắn gọn, không quá rườm rà, nêu bật được nội dung chính trong bài post.
Phù hợp: Để mọi người biết bạn là ai thì nội dung post phải phù hợp, không nên lan man đến các khía cạnh hay lĩnh vực khác.
Tiếng nói thương hiệu: Họ là fans của bạn, họ yêu thích những gì mà bạn làm. Vì vậy những gì bạn cập nhật trên fanpage thường xuyên chính là xây dựng thương hiệu cho bạn.
Kêu gọi hành động: Bạn có thể kêu gọi họ share với những lợi ích kèm theo.
Giá trị nội dung: Trước khi bạn chia sẻ nội dung trên Facebook, hãy tự nghĩ xem họ sẽ nhận được những giá trị gì từ nội dung này.
Tính giải trí: Đan xen những bài viết mang tính giải trí, Như vậy những thông điệp mà bạn gửi đến độc giả có thể được truyền tải dễ dàng hơn.
Bắt kịp thời điểm: Chú ý nội dung với những sự kiện thay đổi theo thời gian để mang đến những sự kiện mới và phù hợp.